Shop

SaleHot

Cây Lộc Vừng – Cây Chiếc Đỏ

2.000.000 1.500.000

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tên thường gọi: Lộc Vừng/ Chiếc đỏ/ Lộc vừng đỏ/ Lộc vừng lá nhỏ/ Chiếc khế

Tên khoa học: Barringtonia acutangula subsp. spicata (Bl.) Payens.

Tên khoa học khác: Barringtonia spicata Blume/ Eugenia acutangula/ Barringtonia dentata R.Knuth/ Stravadium horsfieldii (Miq.) Miers

Họ: Lecythidaceae (Chiếc)

Quy cách cây:

+ Chiều cao: 2.5 – 6.0m

+ Đường kính tán: 2.5 – 3.5m

+ Đường kính gốc: 0.08 – 0.25m

Đơn giá thay đổi theo quy cách cây.

Share:

DANH PHÁP KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LỘC VỪNG

Tên khoa học: Barringtonia acutangula subsp. spicata (Bl.) Payens.

Tên khoa học khác: Barringtonia spicata Blume/ Eugenia acutangula/ Barringtonia dentata R.Knuth/ Stravadium horsfieldii (Miq.) Miers

Nguồn gốc danh pháp ‘Barringtonia’ được đặt theo tên của Daines Barrington (1727-1800), một luật sư người Anh, đồng thời là nhà nghiên cứu cổ vật và nhà tự nhiên học. Ý nghĩa biểu tượng loài ‘acutangula’ mang ý nghĩa là ‘có các góc nhọn’, ám chỉ đến các loại quả có gân của cây.

Họ: Lecythidaceae (Chiếc)

cay-loc-vung-cay-chiec-do
Nơi bán cây lộc vừng ở TPHCM giá rẻ uy tín chuyên nghiệp

Tên gọi khác: Lộc Vừng Đỏ, Lộc Vừng Lá Nhỏ, Hoa Mưng, Cây Mưng, Cây Chiếc Khế, Cây Chiếc Đỏ, Cây Putat Ấn Độ, Cây Sồi Ấn Độ, Cây Ngứa, Cây Hạnh nhân Kandu.

Cây Lộc Vừng – Cây Chiếc Đỏ

Phân loại: Thực vật hạt kín (Magnoliophyta), Hai lá mầm (Dicotyledon)

Chiều cao tăng trưởng: 6 – 15m

Môi trường sống: Trên cạn

Khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, rừng gió mùa.

Cây Lộc Vừng thường phân bố dọc theo bờ sông và hồ nước trong các khu rừng thường xanh và rụng lá, cũng như trên vùng đồng bằng ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy nước ngọt. Lộc Vừng vốn là loài bản địa của Afghanistan. Ngoài ra còn phân bố nhiều ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Dương, Philippines, Malaysia, Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Úc

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY LỘC VỪNG

Thân Cây Lộc Vừng thuộc loại thực vật thân gỗ, đại mộc nhỏ cao khoảng 3 – 5m, vỏ có màu xám nứt, chiều cao tối đa có thể đạt đến 15m.

Lá Cây Lộc Vừng có hình trái xoan hay mũi mác, dài khoảng 15 – 20cm, thon, phiến lá dày, dai, không có lông, màu xanh bóng, đỉnh nhọn hoặc hơi tròn, mép lá viền răng cưa nhỏ khi non có màu đỏ son với đường gân nổi rõ, lá rụng một phần trong mùa khô hạn kéo dài. Gân phụ 10 cặp, cuống lá 8-15cm. Diện tích lá dao động từ 20,25cm2 – 45 cm2. Chỉ số che bóng (LAI) là 3.0.

Hoa Lộc Vừng lưỡng tính, có màu đỏ tươi, kích thước khoảng 1,5cm, cánh hoa dính nhau ở đáy, dài khoảng 1cm, trổ ra bên ngoài. Hoa chứa nhiều bột phấn, ngoài có lông nhẹ với vô số nhị hoa nên dễ dàng thu hút côn trùng, ong bướm hút mật và chim làm tổ, hoa phân bố có tổ chức theo hình dạng chuỗi dài khoảng 0.4-1.2m, chứa tối đa 90 hoa trên mỗi chuỗi. Hoa Lộc Lừng có hương thơm nhẹ nhàng và thường nở về đêm (Hoa thường nở lúc chập tối và tàn vào sáng sớm hôm sau). Mật Hoa Lộc Vừng thường thu hút dơi, bướm đêm và các loài chim như chim hút mật và một số loại vẹt. Một số loài bướm đêm thường đẻ trứng ở mặt dưới của. Sâu bướm thường gây kích ứng da hoặc phát ban nên cây thường được gọi bằng những tên phổ biến của cây như Cây Ngứa và Cây Phát Ban.

Quả Của Cây Lộc Vừng là dạng quả hạch đơn, có hình thuôn tròn gồm 8 cạnh, vỏ quả xốp màu xanh khi chín chuyển màu nâu, chiều dài từ 3 – 4 cm, chứa 1 hạt bên trọng, trọng lượng nhẹ, xốp, do đó Quả Lộc Vừng thường phân tán theo dòng nước.

Rễ Lộc Vừng nằm dưới mặt đất bao gồm 2 loại: rễ cọc và rễ chùm. Rễ phát triển rất mạnh.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NHÂN GIỐNG CÂY LỘC VỪNG

Lộc Vừng là một loại cây đẹp, để có được cây Lộc Vừng khỏe mạnh, có thể phát triển và sinh trưởng tốt cần một số lưu ý sau:

Tốc độ sinh trưởng: Cây có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình.

Điều kiện ánh sáng: Nắng toàn phần.

Điều kiện nước tưới: Cây có chế độ nước tưới trung bình đến nhiều nước.

Điều kiện thổ nhưỡng: Cây thích nghi được cả trong thời tiết khô ráo và ẩm ướt, chịu được ngập úng và nhiều loại đất khác nhau: đất ngập úng, đất màu mỡ, vùng khô hạn, kể cả đất sét.

Cắt tỉa: Để có được hình dáng cây như mong muốn, bạn nên cắt tỉa bớt cành nhánh định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ lần để duy trì dáng cây đẹp, và phát triển cân đối, tránh đỗ ngã hoặc gãy cành, đặc biệt vào mùa mưa.

Dinh dưỡng: Bón phân mỗi tháng một lần với các loại phân bón hữu cơ là tốt nhất cho cây, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng vừa đủ, tránh bón quá nhiều làm cây bị suy yếu và hư tổn bộ rễ. Bạn có thể bón phân với liều lượng ít nhưng chia thành bón nhiều đợt. Có thể sử dụng xen kẽ phân vô cơ và hữu cơ để đạt hiệu quả bón phân hơn.

Sâu bệnh hại: Lộc Vừng thường bị tấn công bởi một số loại sâu ăn lá và chồi non, sâu đục thân hoặc một số loài rệp bám hút nhựa cây. Đặc biệt là các loại Bọ xít. Cần theo dõi và phòng trừ các loại sâu rệp trên định kỳ, để cây luôn khỏe mạnh.

Nhân giống: Lộc Vừng thuộc loài cây dễ trồng, cây con có thể mọc ra từ gốc cây mẹ và thậm chí là cành cây rơi, cây có thể nhân giống bằng hạt và giâm cành.

CÔNG NĂNG TRONG CẢNH QUAN CỦA CÂY LỘC VỪNG

Nhờ lợi thế như hoa và quả đẹp, có hương thơm nhẹ, chiều cao và tán cây to, thân to và cứng, khả năng thích nghi với khí hậu đa dạng, Lộc Vừng thường được sử dụng trong trang trí cảnh quan sân vườn, vườn tự nhiên, dùng làm cây bóng mát, hoặc được chọn làm cây trồng ven đường trong các đô thị. Ngoài ra, thân cây còn có thể dùng làm gỗ trong xây dựng và nội thất.

CÔNG DỤNG KHÁC CỦA LỘC VỪNG TRONG ĐỜI SỐNG

Bên cạnh công năng làm trang trí cảnh quan sân vườn, các bộ phận khác của Lộc Vừng còn được sử dụng như một loại dược liệu hoặc thức ăn trong đời sống với các công dụng sau:

Rễ cây có tác dụng làm mát và chữa hạ sốt.

Vỏ cây được sử dụng làm thuốc giảm đau. Đem vỏ đun sôi lọc nước uống để chống vi khuẩn và điều trị nhiễm trùng cho cơ thể người.

Lá Lộc Vừng có vị đắng dùng để trị tiêu chảy và chứng khó tiêu.

Hạt của quả Lộc Vừng ăn với gừng để gây nôn và đẩy chất nhầy trong đường hô hấp ra ngoài. Đồng thời còn có thể giúp lưu thông máu và điều hòa chu kì kinh nguyệt.

Chồi và lá non ăn được và sử dụng như một loại rau ở vùng lưu vực sông Mê Kông.

Lá và vỏ cây giàu chất Saponin, khi giã nát được sử dụng để khử trùng nước cho mục đích làm cho cá khỏe đẹp và hồ sạch trong hơn.

Gỗ Lộc Vừng dùng trong xây dựng, nội thất và làm củi đốt.

Văn hóa: thổ dân Úc thường dựa vào mùa nở hoa làm tín hiệu để săn lùng các loại trai nước ngọt. Hoa được sử dụng bởi Kaumara (một giáo phái Hindu) trong sự thờ phụng của Chúa Muruga.

Thông tin trong trang web www.saigongreenery.com hay www.saigontree.com này đã được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, gồm các công trình tham khảo về cây thuốc. Nó không thay thế cho tư vấn y tế hoặc điều trị và Saigon Greenery không có ý định cung cấp bất kỳ lời khuyên y tế nào. Độc giả nên luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của mình trước khi sử dụng hoặc tiêu thụ một loại cây cho mục đích y học.

Edit by Saigon Greenery.

Bình luận