CÁC BƯỚC ĐỂ CHUẨN BỊ LUỐNG/KHAY TRỒNG RAU TẠI NHÀ

  • Trang chủ

Vườn Rau Hữu Cơ Gia Đình (Bài 4)

CÁC BƯỚC ĐỂ CHUẨN BỊ LUỐNG / KHAY TRỒNG RAU TẠI NHÀ

I./ Lựa Chọn Phương Thức Canh Tác

Bạn có thể xây dựng vườn rau theo phương thức canh tác của riêng bạn bằng nhiều cách như trồng trong chậu đất, khay nhựa, làm luống trồng rau bằng gỗ, tháp rau, tường rau xanh hay tận dụng các vật dụng tái chế trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trồng rau tiên tiến hơn như: thủy canh, khí canh.

làm vườn gia đình
Vườn cây gia đình trên sân thượng

Bạn cũng có thể gieo hạt giống rau trực tiếp vào luống đất hoặc gieo gián tiếp vào khay ươm. Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn, bạn cũng có thể mua cây con ươm sẵn từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp sau đó mang đi trồng ra luống. Hãy luôn đảm bảo vị trí bạn lựa chọn làm nơi trồng rau luôn có đầy đủ ánh sáng mặt trời và gần với nguồn nước để tiện cho quá trình chăm sóc.

Ở bài viết này Saigon Greenery sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn phương pháp trồng rau truyền thống gồm các bước:

II/ Chuẩn Bị Đất Trồng

1. Chuẩn Bị Nguyên Vật Liệu

Để chuẩn bị đất trồng rau, bạn có thể mua sẵn đất đã trộn sẵn có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hoặc bạn có thể tự trộn bằng cách mua lẻ các thành phần sau:

+ Đất mặt, đất thịt.

+ Phân chuồng, phân xanh hoai mục.

+ Cát sông không nhiễm mặn.

+ Giá thể khác như: tro trấu, xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu, đất sét nung.

2. Phối Trộn Đất Trồng

+ Đầu tiên hãy kiểm tra sơ lược các thành phần trên để chắc chắn rằng không để lẫn bất kỳ sỏi đá, mảnh thủy tinh, rác không phân hủy nào

+ Tiếp theo bạn cần làm tơi và mịn các thành phần này sao cho dễ phối trộn.

+ Sau đó bạn trộn đều các thành phần với nhau theo một tỷ lệ nhất định mà bạn đã tham khảo trước đó bằng phương pháp thủ công hoặc máy móc.

làm vườn gia đình
Vườn cây gia đình

Một số tỷ lệ phối trộn đất trồng rau bạn có thể tham khảo như sau:

TL1:  50% đất thịt + 30% giá thể nhẹ + 10% phân chuồng hoai mục + 10% cát sông không nhiễm mặn.

TL2: 40% đất thịt + 20% giá thể nhẹ + 20% phân chuồng hoai mục + 10% phân trùn quế + 10% cát sông không nhiễm mặn

TL3: 40% đất thịt + 30% giá thể nhẹ + 20% phân chuồng hoai mục + 10% phân trùn quế

3. Cho Đất Trồng Vào Luống / Khay Trồng

Để có một luống/khay đất trồng rau tơi xốp, thoáng khí, đủ dinh dưỡng, mang lại hiệu quả canh tác và thoát nước tốt, bạn có thể tham khảo cách bố trí các lớp vật liệu sau:

+ Trải một lớp dày 2,5 cm dưới đáy luống/khay trồng gồm sỏi hoặc đất sét nung đều được. Lớp đáy này sẽ giúp cho khay trồng thoát nước tốt, cây rau sẽ không bị úng hay thối rễ.

+  Kế đến bạn trải một lớp mỏng cát sông không nhiễm mặn để làm lớp đệm.

+ Sau đó thêm một lớp phế phẩm hữu cơ từ vườn hoặc nhà bếp (vỏ trái cây, vỏ, lá, rơm rạ) dày khoảng 5 cm.

+ Tiếp theo là một lớp dày 10 – 20 cm hỗn hợp đất trộn mà bạn chuẩn bị như trên.

+ Cuối cùng, bạn phủ thêm một lớp mùn hữu cơ hoặc phân trùn quế dày 2 cm và san đều làm phẳng bề mặt luống/khay trồng.

cay day leo vuon rau gia dinh
Đất trồng vườn cây gia đình

Hỗn hợp đất trồng trên đặc biệt tốt đối với các loại cây có rễ ngắn trong các như: rau diếp cá, rau cải, củ cải, mồng tơi, rau húng lủi, rau mùi và các loại cây dược liệu. Sử dụng các khay hoặc chậu trồng có độ sâu lớn hơn đối với các cây trồng lớn có bộ rễ dài và đâm sâu hơn. Như vậy luống/khay đất trồng của bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng những cây rau con rồi. Bạn cũng có thể áp dụng cùng một hệ thống các lớp vật liệu trên cho bất kỳ chậu cây, bồn nhựa hay các vật chứa khác mà bạn có thể tận dụng để trồng rau xanh, cây dược liệu hay cây trồng khác.

Edit by Saigon Greenery.

Bình luận