Sử Dụng Nước Tưới Tiết Kiệm Và Thời Điểm Thu Hoạch

  • Trang chủ

I/ Vì Sao Bạn Cần Phải Sử Dụng Nước Tiết Kiệm

Nguồn nước đóng vai trò quan trọng với sự sống của các sinh vật trên trái đất. Trong đó, nước mặn chiếm 97,5%, trong khi nước ngọt chỉ chiếm 2,5%. Và chỉ 0,1% lượng nước trên Trái đất phù hợp với điều kiện sử dụng của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm lượng nước đó, bởi vì nó là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Thực vật, con người cho đến các loài động vật khác sẽ không thể tồn tại được nếu không có nước.

Sử dụng nước và thời điểm thu hoạch
Sử dụng nước và thời điểm thu hoạch

Nông nghiệp sử dụng gần 70% tổng số lượng nước ngọt trên thế giới. Sử dụng tưới nước một cách hiệu quả là một trong những cách tốt nhất góp phần tiết kiệm nước. Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp bạn tiết kiệm nước và sử dụng nó một cách thông minh.

II/ Bạn Nên Tưới Nước Cho Vườn Rau Như Thế Nào?

Câu trả lời là: Bạn chỉ cần tưới vừa đủ nước sao cho vừa mang lại hiệu canh tác vừa tiết kiệm nước, tránh tưới nước quá nhiều gây lãng phí. Bạn nên dựa vào điều kiện khí hậu nơi bạn sống hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để có chế độ nước tưới phù hợp. Thông thường mọi người thường có xu hướng tưới tắm cho vườn rau của mình bằng xô hay vòi nước, tuy nhiên cách tưới này thường gây lãng phí và lượng nước tưới sẽ không phủ đều bề mặt đất trồng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bình tưới hoa sen, bình tưới phun sương và hệ thống ống nhỏ giọt với dòng chảy chậm sẽ giúp bạn tưới nước hiệu quả và tiết kiệm nước hơn.

Bạn cũng có thể tham khảo và thiết lập một hệ thống tưới nước tự động dựa vào điều kiện khí hậu, kích thước và phạm vi tưới cho khu vườn của mình. Một số hệ thống tưới tự động phổ biến hiện nay điển hình như hệ thống béc xoay, hệ thống phun sương và hệ thống tưới nhỏ giọt. Trong đó hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm hơn 50% lượng nước sử dụng và cũng làm cho việc tưới nước đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Hệ thống tưới nhỏ giọt được tạo thành từ một mạng lưới gồm những ống dẫn nước có béc nhỏ giọt hoặc đục lỗ trên đó, được đặt trên hoặc dưới mặt đất. Hệ thống nhỏ giọt này sẽ cung cấp trực tiếp nước vào đất cho rễ cây. Phương pháp này làm giảm thiểu thất thoát nước do quá trình bay hơi, các chuyên gia ước tính rằng lượng nước tiêu thụ có thể giảm từ 40% đến 60% khi bạn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt so với phương pháp tưới tay thông thường.

*** Một Số Mẹo Và Thủ Thuật Giúp Tiết Kiệm Nước Tưới ***

Nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái Đất. Hành tinh của chúng ta chứa một lượng nước rất lớn, nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong số đó là thích hợp dùng cho cuộc sống của chúng ta. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để góp phần tiết kiệm nước:

+ Che phủ bề mặt đất trồng bằng các lớp mulch như cây mục, lá rụng, mùn cưa, rơm hoặc vỏ trấu. Điều này sẽ giữ và duy trì độ ẩm cho đất và ngăn ngừa sự bay hơi, giảm thiểu lượng nước tưới.

+ Bạn nên tưới cây vào buổi chiều hoặc sáng sớm hoặc khi trời mát mẻ, đó là thời điểm cây có khả năng hấp thụ nước nhiều và tốt nhất. Thời gian để tưới cây nên rơi vào khoảng từ 6 đến 8 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. Không tưới nước vào trưa nắng vì nước dễ bay hơi và có thể làm cây chết.

+ Thay vì đổ bỏ bạn cũng có thể tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, nước nấu rau (để nguội) hoặc nước dùng để rửa tay, quần áo để tưới cây đều được. Các loại nước trên không chỉ có thể tái sử dụng được mà còn chứa các chất dinh dưỡng bổ sung cho cây.

III/ Mối Nguy Hiểm Từ Nguồn Nước Nhiễm Bẩn

Nước nhiễm bẩn là các loại nước không tinh khiết: Nó có thể chứa vi khuẩn, hóa chất, chất thải công nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt. Chúng làm giảm chất lượng nước và làm cho nước không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người. Một số bệnh thường mắc phải do ảnh hưởng từ nước bị ô nhiễm như: tiêu chảy, thương hàn, nhiễm ký sinh trùng và bệnh tả lỵ. Nước sạch có thể bị nhiễm bẩn bất cứ lúc nào trước khi bạn sử dụng hay uống nó. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào nguồn nước từ thói quen sống không lành mạnh như thường để tay bẩn, không vệ sinh sạch sẽ hoặc có có thể do bồn nước để lâu ngày không vệ sinh. Để tránh nguồn nước không bị ô nhiễm bạn cần phải:

+ Bảo vệ nguồn nước bằng cách không để các chất thải xâm nhập vào nước.

+ Trữ nước trong các thùng chứa đã vệ sinh sạch sẽ và có nắp che đầy đủ.

+ Trữ nước mưa trong các thùng chứa sạch: đây là nguồn nước tự nhiên rất tốt để tưới cây.

IV/ Phòng Bệnh Cho Cây Trồng

Không phải tất cả các sinh vật trong khu vườn của bạn đều là sinh vật gây hại. Có một số loại côn trùng rất hữu ích ví dụ như: ong và bướm sẽ giúp thụ phấn cho cây, bọ ngựa và bọ rùa cũng là thiên địch giúp tiêu diệt các loại côn trùng gây hại. Hầu hết các dịch hại trong vườn rau gây ra bởi nấm, virus và vi khuẩn. Cây bị bệnh sẽ có các biểu hiện như xuất hiện đốm màu đen, có bột bột màu vàng hoặc trắng trên lá. Cây bị bệnh nặng sẽ có khả năng bị chết.

Sử dụng nước và thời điểm thu hoạch
Sử dụng nước và thời điểm thu hoạch

Dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn đối phó với các dịch bệnh hại cây. Tất cả đều là những liệu pháp sử dụng vật liệu tự nhiên với các kỹ thuật đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Đặc biệt sẽ không gây hại cho vườn rau của bạn và thân thiện với môi trường:

+ Loại bỏ và xử lí bất kỳ con sâu rệp hại nào bạn tìm thấy trong đất và trên cây.

+ Loại bỏ và tiêu hủy lá hoặc cây bị bệnh để tránh lây lan.

+ Trồng các loại cây có mùi mạnh ở giữa luống rau của bạn: cây như tỏi, hành, rau mùi để xua đuổi và hạn chế các loài côn trùng.

+ Các loài côn trùng thường có tập tính bị thu hút bởi ánh đèn có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm. Dựa vào đó bạn có thể tạo những bẫy côn trùng sinh học của riêng bạn như: bẫy đèn, bẫy mồi hoặc bẫy bằng mùi hương.

Khi vừa phát hiện các vết bệnh trên cây cần cắt bỏ tất cả các bộ phận bị xâm nhiễm và mang chúng đi tiêu hủy bằng cách đốt đỏ. Phân tro này bạn có thể tận dụng để ủ phân hữu cơ.

Luân canh sau mỗi mùa vụ là cách tốt nhất để cải tạo đất trồng và loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn.

Trong trường hợp bạn không có kiến thức về phòng trừ dịch hại, hãy tham khảo và tìm lời khuyên từ một người có chuyên môn.

Cây phát triển khỏe mạnh sẽ ít có khả năng bị tấn công do các loại sâu bệnh. Nếu bạn chăm sóc tốt vườn rau của mình, dịch bệnh sẽ không xuất hiện.

V/ Thời Điểm Thu Hoạch

Khi cây rau của bạn đã phát triển đủ thời gian sinh trưởng của nó, cây sẽ đơm hoa kết trái, đó là thời điểm thích hợp để thu hoạch chúng. Mỗi loại cây sẽ có thời điểm thu hoạch khác nhau. Thời gian từ lúc nảy mầm đến khi trưởng thành hay khi quả chín sẽ thay đổi tùy theo các yếu tố như: giống cây trồng, khí hậu, thổ nhưỡng và ánh sáng.

Bảng tham khảo thời gian trồng và thu hoạch một số loại rau phổ biến.

Loại cây Phương thức gieo hạt Khoảng cách cây trồng (cm) Khoảng cách luống trồng (cm) Thời gian thu hoạch (ngày)
Củ dền Trực tiếp 20 30 70-80
Bông cải xanh Gián tiếp 40 60 80-110
Cà rốt Trực tiếp 10 25 80-100
Bông cải trắng Gián tiếp 50 60 80-110
Cải cầu vồng Trực tiếp 30 50 60-90
Cần tây Gián tiếp 30 60 90
Ngò rí Trực tiếp 5 30 >30
Tỏi Gián tiếp 10 30 120-140
Khoai mì Gián tiếp 10 25 80-100
Hành lá tây Gián tiếp 15 20 90-110
Xà lách Gián tiếp 20 30 60-80
Đậu ngự Trực tiếp 20 90 120-150
Đậu bắp Gián tiếp 10 25 80-100
Hành tây Trực tiếp 15 30 90-110
Ngò tây Trực tiếp 5 15 >30
Tiêu Gián tiếp 40 60 70-90
Khoai tây Gián tiếp 10 25

80-100

Cải bó xôi Trực tiếp 20 50 >60
Củ cải màu Trực tiếp 10 25 30-35
Khoai lang Gián tiếp 10 25 80-100
Cà chua Gián tiếp 50 80 60-90
Bắp cải Gián tiếp 40 60 70-80

 

Edit by Saigon Greenery.

Bình luận