Vai Trò Của Cây Xanh Đối Với Đô Thị Tương Lai

  • Trang chủ

I/ Cây Xanh Trong Đời Sống Có Quan Trọng?

Hãy tưởng tượng, khi bạn đang phải di chuyển nhiều trên đường phố vào những ngày hè nắng nóng, oi bức, bạn sẽ làm gì nếu bắt gặp bóng mát của một cây to? Có phải bạn chỉ muốn dừng lại lâu hơn để tận hưởng “thiên đường” xanh mát đó không? Nhưng nếu chỉ một bóng cây nhỏ lẻ trên một con đường dài sẽ không thể tạo ra thiên đường trong đô thị rộng lớn. Thứ chúng ta cần phải có là một con đường rợp bóng cây, một vườn hoa, một công viên hoặc thậm chí là cả một khu rừng nhỏ trong thành phố. Lúc đó, cây xanh sẽ phát huy hết khả năng vốn có, góp phần cải thiện hiệu quả hơn môi trường sống của chúng ta.

vai trò của cây xanh đối với đô thị
Vai trò của cây xanh đối với đô thị

Sự thật là, chỉ trong những ngày trưa hè nắng nóng hay khi chứng kiến lượng khói bụi thải vào không khí hằng ngày, chúng ta mới hiểu ra rằng cây xanh đóng vai trò vô cùng lớn trong việc giữ cho các đô thị, các thành phố lớn của chúng ta mát mẻ và trong lành. Điều này cũng đã được công bố rộng rãi và chứng minh trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia (National Academy of Sciences) – Hoa Kỳ.

II/ Quá Trình Nghiên Cứu Tác Động Của Cây Xanh Đối Với Môi Trường

Monica Turner, giáo sư khoa học làm việc tại Đại học Wisconsin Madison, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết “Chúng tôi nhận ra rằng các thành phố có biên nhiệt độ cao hơn so với các vùng nông thôn lân cận. Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng biên nhiệt độ cũng khác nhau giữa các thành phố. Việc giữ nhiệt độ môi trường mát mẻ hơn vào những ngày hè nóng bức có thể tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn đối với những người đang sinh sống và làm việc ở đó”.

vai trò của cây xanh đối với đô thị
Vai trò của cây xanh đối với đô thị

Với sự biến đổi khí hậu như hiện nay đã làm cho biên nhiệt độ vào những ngày nắng nóng gia tăng cao hơn so với khoảng 10 – 20 năm trước hơn. Xác định được vấn đề trên, các kiến trúc sư quy hoạch của thành phố đang có những phương án nghiên cứu, tìm ra các biện pháp chuẩn bị ứng phó. Bức xạ nhiệt càng cao kéo theo việc thúc đẩy nhu cầu về năng lượng (điện) làm mát tăng theo, do đó làm chi phí sinh hoạt tăng. Ngoài ra, bức xạ nhiệt cao có thể tác động lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là tia UV có khả năng gây ung thư da hoặc các bệnh về hô hấp.

Các tác giả của nghiên cứu này cũng đưa ra lập luận mang tính lịch sử. Vào thời cổ đại, rừng cây cũng là nơi con người và các loài sinh vật có thể sinh sống và tồn tại. Đến khi các nền văn minh của loài người bắt đầu xuất hiện, vai trò của cây xanh cũng được đánh giá cao khi lợi ích của chúng (thức ăn, dược liệu, chế tác thủ công…) đã được ghi chép và truyền lại cho các thế hệ kế tiếp.

Monica Turner cũng cho rằng, về cơ bản, các bề mặt không thấm nước ở đô thị như: đường xá, vỉa hè và các tòa nhà thường hấp thụ nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời vào ban ngày và từ từ giải phóng lượng nhiệt đó vào ban đêm. Mặt khác, đối với cây cối, chúng không chỉ che bóng cho những bề mặt bên dưới khỏi ánh nắng mặt trời, chúng còn có khả năng thoát hơi nước hoặc giải phóng một lượng nước vào không khí qua lá của mình, vốn là một chu trình làm mát tự nhiên cho môi trường sống xung quanh cây.

Carly Ziter, tác giả chính của nghiên cứu cho rằng, các nghiên cứu như thế này có xu hướng tập trung vào thứ được gọi là hiệu ứng “Đảo nhiệt đô thị”. Khái niệm này được dùng để chi những khu vực có lượng nhiệt và mật độ xây dựng cao trong một thành phố sẽ đan xen với những khu vực có trồng nhiều cây xanh.

Những nghiên cứu này được ban đầu được đề xuất thu thập dữ liệu nhiệt bằng cách sử dụng các vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt trái đất và sử dụng các cảm biến nhiệt độ được đặt ở hàng trăm địa điểm trên khắp thành phố và vùng nông thôn lân cận để đo nhiệt độ không khí trong và ngoài thành phố. Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều chi phí và khó quản lí, sắp xếp dữ liệu. Để có được dữ liệu chính xác, phù hợp và tiết kiệm hơn, Carly Ziter và các cộng sự của mình đã phải sáng tạo với các phương pháp đo đạc và lấy mẫu của họ. Cuối cùng, Carly Ziter đưa ra một giải pháp tối ưu cho vấn đề thu thập dữ liệu của mình. Tất cả những gì cô cần chỉ là một trạm cảm biến nhiệt lưu động đặt trên hai bánh xe.

Vào những ngày hè năm 2016, Carly Ziter và các cộng sự đã đạp xe quanh thành phố Madison với một trạm cảm biến nhiệt nhỏ được gắn vào phía sau. Tổng cộng, cô đã di chuyển qua hàng chục tuyến đường khác nhau của thành phố nhiều lần và trong những thời điểm khác nhau trong ngày. Cảm biến trên chiếc xe đạp của cô sẽ trích xuất vị trí và hiển thị số liệu nhiệt độ không khí tại vị trí đó trên mỗi giây khi cô di chuyển. Điều đó dẫn đến việc dữ liệu đo được của cô có độ xác thực và chính xác cao hơn, với khoảng cách mỗi vị trí ghi số liệu nhiệt là khoảng 5 mét.

Carly Ziter cũng cho biết thêm cô ấy luôn trong tình trạng sức khỏe tốt khi có thể đạp xe 400 – 500 dặm để ghi lại tất cả dữ liệu này. Cô đã cung cấp một lượng lớn dữ liệu cho thấy biên độ nhiệt đang điều tiết giữa các vùng khác nhau của thành phố thay đổi như thế nào. Carly Ziter nhấn mạnh, từ nghiên cứu này của cô sẽ góp phần đem đến cho các nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị có một cái nhìn khách quan hơn dựa vào sự biến đổi nhiệt độ ở quy mô nhỏ – có thể xuống các không gian sống hàng ngày quanh ta.

III/ Sự Tác Động Có Lợi Của Cây Xanh Đối Với Môi Trường Sống

Theo những số liệu đã thu thập được từ nghiên cứu trên, với một lượng cây xanh che phủ phù hợp có thể làm giảm nhiệt độ ban ngày vào mùa hè tới khoảng 12 oC. Hiệu quả của cây xanh có thể lan truyền mở rộng từ khu vực này sang khu vực khác, thậm chí có thể lên đến quy mô một phần rộng lớn của thành phố. Để có thể tận dụng được hiệu quả của chu trình làm mát tự nhiên này, nghiên cứu cũng cho thấy độ che phủ của cây xanh phải ít nhất ở mức chiếm 40% diện tích toàn thành phố mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảnh quan ở các thành phố phát triển, có mật độ cây xanh ít và thưa thớt, có nhiệt độ cao hơn nhiều so với các vùng đất nông thôn lân cận.

Carly Ziter khẳng định “Độ che phủ của tán cây thực sự có thể làm được nhiều hơn là việc bù lại tác động của các bề mặt không thấm nước. Cụ thể vào ban ngày, với cùng một diện tích tán cây che phủ tương đương có thể làm giảm nhiệt độ không khí xuống nhiều hơn so với nhiệt độ mà diện tích mặt đường sẽ làm nó nóng lên.”

vai trò của cây xanh đối với đô thị
Vai trò của cây xanh đối với đô thị

Cô cũng nhắn nhủ với mọi người, “Thực sự tôi không đủ khả năng để chỉ đi ra ngoài và trồng cây. Chúng ta luôn suy nghĩ về việc chúng ta cần làm là trồng bao nhiêu cây và nên trồng chúng ở đâu. Điều đó cũng không thật có ý nghĩa gì khi bạn chưa nhận ra được sự quan trọng của cây xanh đối với môi trường sống của chúng ta. Trồng một cái cây đơn lẻ thì không có hiệu quả gì. Nhưng khi bạn trồng một cây, hàng xóm bạn trồng một cây và nhiều người khác cũng trồng cây, thì khi đó cây xanh sẽ hình thành một mạng lưới che phủ cho chúng ta sẽ mang lại hiệu quả cải thiện môi trường sống tốt hơn.”

Để có được sự thay đổi trong quy hoạch đô thị tương lai, Carly Ziter cũng khuyến khích các kiến trúc sư quy hoạch đô thị nên tập trung vào việc duy trì mật độ cây xanh ở ngưỡng tối thiểu chiếm 40% diện tích toàn đô thị. Những khu vực có cây xanh nên được duy trì ở những nơi con người vận động và sinh sống chứ không chỉ riêng trong công viên.

Từ kết quả nghiên cứu của mình, Carly Ziter đã chỉ ra tầm quan trọng của cây xanh cảnh quan đối với việc phát triển đô thị, giúp các nhà quy hoạch có định hướng để làm cho các đô thị trở nên đáng sống hơn trong tương lai. Nó cũng là một lời kêu gọi các cơ quan chức năng nên thảo luận, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề về an sinh xã hội cho người dân.

Điều cuối cùng Ziter muốn gửi gắm, “Những cái cây chúng ta trồng bây giờ hoặc những khu vực cây xanh chúng ta sẽ mở rộng sắp tới sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn cho tương lai, nó sẽ làm thay đổi môi trường sống trong các đô thị của con cháu chúng ta trong vài thế kỷ tới.”

Edit by Saigon Greenery.

Bình luận